25/5/14

Chuyên Viên Kiểm Định Phần Mềm – Tester – Cộng Tác Viên

Trung Tâm Công Nghệ Thông Tin VDC 
Nhà Internet, Lô 2A, Làng Quốc tế Thăng Long, Cầu Giấy, Hà Nội

Company size: 100-499



Công ty Điện toán và Truyền Số liệu (VDC) là đơn vị trực thuộc Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT) với sự hoạt động của 5 đơn vị ở 3 miền: VDCIT, VDC1 và VDC Online (Miền Bắc), VDC2 (Miền Nam), VDC3 (Miền Trung).
Trong hơn 20 năm hoạt động, VDC tự hào luôn là công ty hàng đầu trong lĩnh vực Internet, truyền số liệu và công nghệ thông tin tại Việt Nam. 

Hiện nay VDCIT có nhu cầu tuyển dụng nhân sự làm việc tại Hà nội, chi tiết như sau:
Chế độ chính sách chung
Mức lương: Thỏa thuận
Chế độ chính sách về lương, thưởng, các chính sách đãi ngộ: theo quy định của công ty, Trung tâm.
Thời gian làm việc: Theo giờ hành chính, đột xuất theo yêu cầu của Trung tâm
Hồ sơ tuyển dụng bao gồm:
- Đơn xin việc viết tay trong đó nêu rõ các vị trí mong muốn tuyển dụng
- Sơ yếu lý lịch có xác nhận của địa phương
- Bản sao chứng minh thư, hộ khẩu
- Bản sao công chứng các văn bằng, chứng chỉ, bảng điểm liên quan
- Giấy khám sức khỏe tại cơ sở có thẩm quyền trong vòng 03 tháng
- 02 ảnh 04*06
- CV nêu rõ các vị trí mong muốn tuyển dụng và các kinh nghiệm liên quan
Thủ tục tuyển dụng:
- Sơ tuyển hồ sơ của các ứng viên, không trả lại hồ sơ của các ứng viên không qua vòng sơ tuyển.
- Phỏng vấn/làm bài test chuyên môn.
- Chỉ những ứng viên đáp ứng yêu cầu mới được thông báo dự tuyển.
Hồ sơ gửi về: 
Các hồ sơ ứng tuyển gửi về:
- Phòng Tổ chức – Hành chính, Trung tâm Công nghệ thông tin VDC
- Địa chỉ: Nhà Internet, Lô 2A, Làng Quốc tế Thăng Long, Cầu Giấy, Hà Nội

Khuyến khích gửi hồ sơ online 
- Gửi CV bằng tiếng Anh hoặc tiếng Việt vào email, ghi rõ điện thoại và địa chỉ liên hệ, trình độ học vấn, trình độ chuyên môn, vị trí tuyển dụng và kinh nghiệm làm việc.
Thời hạn nhận hồ sơ: 10 ngày kể từ ngày đăng tuyển

Job Description

+ Nghiên cứu yêu cầu dự án.
+ Lập Test Plan; Thiết kế Test Case.
+ Thực hiện test, phân tích lỗi, ghi nhận lỗi và báo cáo kết quả test.
+ Nghiên cứu các công cụ, kỹ năng phục vụ công việc kiểm định.

Job Requirement

a. Yêu cầu chung
+ Đại học/cao đẳng chuyên ngành CNTT.
+ Sử dụng tiếng Anh tốt (Đọc hiểu).
+ Nhiệt tình, có trách nhiệm với công việc, cẩn thận, chăm chỉ, chủ động trong công việc.
+ Làm việc nhóm, giải quyết các vấn đề, trình bày, và tổ chức thảo luận nhóm.
+ Tư duy logic tốt, nhận thức nhanh, làm việc có sáng tạo & góp ý cho sản phẩm.
b. Yêu cầu chuyên môn
+ Có kinh nghiệm test các ứng dụng web ít nhất nửa năm.
+ Có khả năng viết test case.
+ Hiểu biết quy trình kiểm thử.
+ Đảm bảo các bug phải được test ra ít nhất 90% trước khi đưa lên web thực.
+ Có khả năng đọc hiểu các tài liệu nghiệp vụ, tài liệu thiết kế. 
+ Có khả năng nắm bắt nhanh dự án & các yêu cầu của dự án.
* Ưu tiên: 
+ Sinh viên đã tốt nghiệp ĐH BKHN, ĐH Công nghệ - ĐH QGHN.
+ Hiểu biết về đồ họa .
+ Có hiểu biết về lĩnh vực hóa đơn và chữ ký số.

15/5/14

Viết Test case cho form Đăng nhập


Hôm nay chúng ta thực hành viết test case cho form đăng nhập nhé.

Với form này :
1. Check trong trường hợp ko nhập user name, và pass. Click Sign in hiển thị thông báo
2. Username blank, pass blank -> Sign in -> Msg thông báo hiển thị
3. Lần đầu tiên đăng nhập, ID và Pass ở trạng thái blank, trỏ chuột được focus vào UserName
4. Kiểm tra phím tab có theo trình tự trái phải, trên dưới ko.
5. Kiểm tra phím Enter sau khi nhập ID, Pass
6. Kiểm tra xem ID sai, pass đúng hiển thị ntn ( Bôi đỏ ID, focus vào trường ID)
7. Nếu pass đúng, ID sai -> ntn?
8. Kiểm tra nhập đúng sẽ tnao?
9. Kiểm tra xem nhập ID, Pass đúng, ko check lưu mật khẩu thì thé nào?
10. Kiểm tra xem nếu ID và pass đúng, check lưu mật khẩu sẽ thế nào?
11. Click Cancel sẽ hiển thị thế nào?

13/5/14

Tester phần mềm

THÔNG TIN TUYỂN DỤNG


Vị trí tuyển dụng:Tester phần mềm
Chức vụ:Nhân viên
Ngành nghề:IT phần mềm
Hình thức làm việc:Toàn thời gian cố định
Địa điểm làm việc:Hà Nội
Mức lương:Thỏa thuận
Mô tả công việc:- Tham gia kiểm thử phần mềm liên quan đến các mảng kế toán, vât tư, tiền lương
- Trình bày công việc đã làm được, kế hoạch công việc sẽ làm hàng ngày và chịu trách nhiệm với công việc đã nhận.
- Nắm rõ quy trình nghiệp vụ về các mảng kế toán, vât tư, tiền lương là một lợi thế
- Lập kế hoạch Test, viết Test Case.
- Khả năng đọc hiểu các tài liệu nghiệp vụ, tài liệu thiết kế.
- Viết các tài liệu quy trình & kỹ thuật, kiểm thử & đảm bảo chất lượng đầu ra.
- Mọi chi tiết về công việc sẽ được mô tả khi phỏng vấn trực tiếp.
Số lượng cần tuyển:5
Quyền lợi được hưởng:- Cơ hội thăng tiến trong công việc
- Được hưởng các chính sách đãi ngộ xứng đáng, phù hợp với năng lực và kinh nghiệm
Số năm kinh nghiệm:1 năm
Yêu cầu bằng cấp:Đại học
Yêu cầu giới tính:Không yêu cầu
Yêu cầu độ tuổi:18 - 24 tuổi
Yêu cầu khác:-Nam/Nữ tuổi từ 22-28,
-Có kinh nghiệm 1 năm trở lên.
Hồ sơ bao gồm:Sơ yếu lý lịch, giấy khám sức khỏe trong vòng 3 tháng và các bằng cấp khác liên quan. (Chấp nhận hồ sơ photo công chứng).
Các ứng viên vui lòng gửi CV trước vào địa chỉ mail: Biztech.tuyendung@gmail.com, ghi theo mẫu Vị trí ứng tuyển_Họ tên.
Hạn nộp hồ sơ:31/05/2014
Hình thức nộp hồ sơ:Qua Email

THÔNG TIN LIÊN HỆ

Người liên hệ:Nguyễn Tâm
Địa chỉ liên hệ:B1 TT Intimex, Ngõ 238 Hoàng Quốc Việc, Cầu Giấy, Hà Nội      
Email liên hệ:Biztech.tuyendung@gmail.com
Điện thoại liên hệ:0963 357 840

THÔNG TIN NHÀ TUYỂN DỤNG

Tên công ty:Công ty Cổ phần BizTech
Sơ lược về công ty:Công ty Cổ Phần BizTech (BizTech JSC) hoạt động trong lĩnh vực CNTT. Là chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực tư vấn giải pháp ứng dụng công nghệ thông tin: chuyên tư vấn thiết kế, cung cấp hệ thống quản lý, tự động hoá cho các Doanh nghiệp. 
Cung cấp các giải pháp quản lý tích hợp ERP Solution (Hoạch định nguồn lực doanh nghiệp) ứng dụng công nghệ nhận dạng dữ liệu tự động Auto-ID (mã số - mã vạch - thẻ) như: quản lý điểm bán hàng, 
quản lý tồn kho cho hệ thống cửa hàng bán lẻ, tự động hoá dây chuyền sản xuất, quản lý nhân sự, chấm công tự động, kiểm soát ra vào, tính lương..., đóng gói và thiết kế theo nhu cầu của khách hàng.
Công ty CP BIZTECH tư vấn thiết kế, cung cấp hệ thống giám sát an ninh: giám sát nhà hàng, khách sạn, trường học, nhà riêng... với công nghệ và thiết bị hiện đại, cao cấp.
Địa chỉ:B1 TT Intimex, Ngõ 238 Hoàng Quốc Việc, Cầu Giấy, Hà Nội
Website:http://biztech.vn/

Có mấy loại test?

Mình list các loại Test ra đây, bạn nào muốn tìm hiểu thì xem nhé. Đi phỏng vấn tester đôi lúc cũng sẽ hỏi đấy.
1) Test cấp đơn vị (Unit testing) 
2) Test cấu hình (Shakeout testing) 
3) Test sơ lượt (Smoke testing (Ad-hoc testing)) 
4) Test chức năng (Functional testing) 
5) Test tích hợp (Integration testing) 
6) Test hồi quy (Regression testing) 
7) Test hệ thống (System testing) 
8) Test tải dữ liệu (Load testing) 
9) Test tải trọng (Stress testing) 
10) Test hiệu suất (Performance testing) 
11) Test chấp nhận từ người sử dụng (User acceptance testing) 
12) Test hộp đen (Black box testing) 
13) Test hộp trắng (White box testing) 
14) Test Alpha (Alpha testing) 
15) Test Beta (Beta testing)
16) Test bảo mật (Security Test)

(Ghi chú: Ngoại trừ kiểu test Shakeout và Unit test được thực hiện bởi nhóm quản lý cấu hình (CMT-Configuration Management Team) và người lập trình (coder/developer), tất cả các kiểu test khác được thực hiện bởi Tester QA.

1). Test Unit là gì? Là kiểu test kiểm tra code xem liệu chức năng nó đang thực hiện có đúng cách hay không theo như yêu cầu.
2). Test Shakeout là gì? Kiểu test này cơ bản là kiểu test về khả năng của hệ thống mạng, kết nối dữ liệu và sự tương tác của các module. Thông thường thì kiểu test này là do nhóm quản lý cấu hình chuẩn bị thiết lập các môi trường test thực sự. Họ cũng test xem liệu các thành phần chính của phần mềm có hoạt động bất thường không. Kiểu test này thực hiện trước khi tiến hành thực hiện trong môi trường test. Sau khi test shakeout, bước kế tiếp là test smoke (kiểu test được thực hiện bởi tester sau khi biên dịch, được tiến hành trong môi trường test).
3). Test smoke là gì? Là kiểu test được thực hiện khi phần code được biên dịch mới chỉ được chuẩn bị tiến hành trong môi trường test. Kiểu này cơ bản giống như kiểu ad hoc để kiểm tra đại khái để chắc rằng các chức năng chính có bị bất thường không? Nó mở đầu cho quá trình test bởi Tester QA. Sau khi test smoke, các tester sẽ thực hiện test khả năng thực hiện của các chức năng.
4). Test Chức năng là gì? Là kiểu test liệu mỗi và mọi chức năng của ứng dụng đó đang làm việc có như yêu cầu của tài liệu. Nó là kiểu test chính mà 80% công việc test được thực hiện. Trong kiểu test này thì các testcase được thực hiện (hoặc thi hành).
5). Test Tích hợp là gì? là kiểu test kiểm tra liệu tất cả các module là được kết hợp hoặc chưa kết hợp lại cùng với nhau thực hiện công việc có đạt được kết quả như tài liệu yêu cầu đã được xác định (do mỗi lập trình viên thực hiện trên các module khác nhau. Khi họ hoàn thành đoạn code của họ, nhóm quản lý cấu hình ráp chúng lại với nhau và chuẩn bị biên dịch. Các tester cần chắc rằng các module này bây giờ đã được kết hợp và làm việc theo như yêu cầu - tức là phải test theo như yêu cầu).
6). Test hồi quy là gì? Khi một chức năng mới được thêm vào phần mềm, chúng ta cần chắc chắn rằng phần chức năng mới được thêm vào không phá hỏng các phần khác của ứng dụng. Hoặc khi lỗi đã được chỉnh sửa, chúng ta cần chắc chắn rằng lỗi chỉnh sửa không phá hỏng các phần khác trong ứng dụng. Để test điều này chúng ta thực hiện kiểu test lặp đi lặp lại gọi là test hồi quy.
7). Test hệ thống là gì? Khi tester hoàn thành công việc test (các tester test ứng dụng trong các môi trường test, nghĩa là họ test với dữ liệu test, không test trên dữ liệu thật), ứng dụng (phần mềm) phải được test trên môi trường thật. Nó nghĩa là gì, tức là kể từ khi các tester test nó trong môi trường test với dữ liệu test, chúng ta phải chắc chắn rằng ứng dụng làm việc tốt trong môi trường thật với dữ liệu thật. Trong môi trường test, một vài điều không thể test hoặc thao tác giả. Tất cả sẽ khác nhau và cơ sở dữ liệu khác nhau, một số thao tác có thể không làm việc như mong đợi khi ứng dụng được chuyển từ môi trường test sang môi trường sản phẩm (test enviroment to production environment).
8) Test tải dữ liệu? Là kiểu test kiểm tra thời gian đáp lại người dùng với ứng số lượng người dùng bất kỳ trong một ngữ cảnh nào đó của cùng một ứng dụng tại cùng một thời điểm.
9). Test tải trọng là gì? Là kiểu test kiểm tra thời gian đáp lại người dùng với ứng số lượng người dùng bất kỳ trong nhiều ngữ cảnh khác nhau của cùng một ứng dụng tại cùng một thời điểm.
10). Test hiệu suất là gì? Trong loại test này, ứng dụng được test dựa vào sức nặng như sự phức tạp của giá trị, độ dài của đầu vào, độ dài của các câu truy vấn...Loại test này kiểm tra bớt phần tải (stress/load) của ứng dụng có thể được chắc chắn hơn.
11). Test chấp nhận từ người sử dụng là gì? Trong kiểu test này, phần mềm sẽ được thực hiện kiểm tra từ người dùng để tìm ra nếu phần mềm phù hợp với sự mong đợi của người dùng và thực hiện đúng như mong đợi. Trong giai đoạn test này, tester có thể cũng thực hiện hoặc khách hàng có các tester của riêng họ để thực hiện.
12). Test hộp đen là gì? Là kiểu test mà Tester thực hiện test không chú ý gì đến code (hoặc là một hình thức test mà ứng dụng đang test được xem như một hộp đen và hành vi bên trong của chương trình hoàn toàn được bỏ qua. Việc test xảy ra dựa trên các đặc tả bên ngoài. Cũng hiểu như test hành vi, chỉ hành vi bên ngoài của ứng dụng là được đánh giá và phân tích).
13). Test hộp trắng là gì? Là test mà các tester tìm kiếm lỗi bên trong code.
14). Test Alpha là gì? Trong loại test này, các người dùng được mời đến điểm tập trung đề xuất ý kiến, nơi mà họ sẽ sử dụng chương trình và người phát triển chú ý mỗi thông tin liên quan hoặc hành động được đặt ra bởi người dùng. Bất kỳ hành vi bất thường nào của hệ thống cũng phải được ghi nhận và chỉnh sửa bởi người phát triển.
15). Test Beta là gì? Trong loại test này, phần mềm được phân bổ như một phiên bản thử nghiệm (sử dụng thử) để người dùng kiểm tra ứng dụng tại nơi làm việc của họ. Người sử dụng sẽ quan sát phần mềm, trong trường hợp nếu có bất kỳ lỗi xảy ra thì nó được báo cáo đến người phát triển.
16) Test bảo mật là gì? Đúng như tên gọi của nó, phần này tester phải ra soát, tìm những lỗ hổng của hệ thống mà từ những lỗ hổng đó hacker có thể xâm nhập, phá hỏng hoặc làm sai lệch hệ thống -> yêu cầu của loại test này đòi hỏi tester phải có 1 kiến thức nhất định về Security. Đối với loại test này nên kết hợp hà hòa giữ test manual và auto
Nguồn : http://forums.testervn.com/showthread.php?t=1143

TESTER - là gì

Bạn có bao giờ tự hỏi khi các lập trình viên làm ra một phần mềm hay ứng dụng nào đó thì ai sẽ là người kiểm tra những sản phẩm này? Câu trả lời chính là các tester – chuyên gia kiểm định phần mềm sẽ làm công việc đó.
Trong lĩnh vực phần mềm, ngoài nghề lập trình ra thì nghề kiểm tra chất lượng phần mềm (còn gọi là Tester hay QC Engineer) có vị trí còn khá mới mẻ đối với người học công nghệ thông tin (CNTT). Chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu thêm về nghề này nhé, một nghề cũng rất thú vị không kém nghề lập trình.

Tiềm năng của nghề

Điều đầu tiên phải nói đến về tiềm năng của nghề đó là nhu cầu nhân lực: đây là một nghề cực kì khát nhân lực. Nhưng những ai theo học ngành CNTT đều đa phần là nghĩ ngay đến nghề lập trình vì thế khiến đầu ra của nghề tester có số lượng thấp hơn hẳn khiến các nhà tuyển dụng lao đao trong việc tìm kiếm nguồn nhân lực.

Nếu ở nước ngoài, tại các công ty phần mềm, trung bình cứ một lập trình viên thì có tới bốn tester. Nhưng ở Việt Nam thì ngược lại, tỉ lệ này giảm xuống còn 1:5, nghĩa là 1 tester tương ứng với 5 lập trình viên và chỉ có những công ty phần mềm lớn mới có đội ngũ nhân viên tester. Với những dự án quan trọng hơn thì tỉ lệ này đôi khi tăng lên 1:3.

Nếu bạn định hướng theo nghề tester ngay từ đầu thì bạn cứ yên tâm có trong tay tấm vé xin việc làm ngay khi vừa tốt nghiệp.

Nghề tester là gì?

Công việc của những tester là tìm kiếm những sai sót, lỗi trong phần mềm. Công việc kiểm định phần mềm gồm 4 mức:

1. Unit Test (Kiểm tra mức đơn vị).

2. Integration Test (Kiểm tra tích hợp)

3. System Test (Kiểm tra mức hệ thống).

4. Acceptance Test (Kiểm tra chấp nhận sản phẩm) và khâu Regression Test (Kiểm tra hồi quy).

(Các bạn tham khảo thêm các mức test ở đây)

Hiện nay các lập trình viên cũng như doanh nghiệp phần mềm vẫn nhìn tester như là một nghề “cấp thấp”, nghề lập trình mới thật sự là “hình thức bậc cao”, đó là một quan niệm sai lầm. Nghề tester vô cùng quan trọng, có thể nói đây là khâu sống còn của việc phát triển phần mềm. Hai chữ “kiểm định” nghe có vẻ đơn giản, nhàn rỗi nhưng khâu này lại giúp cho sản phẩm được hoàn thiện nhằm đáp ứng yêu cầu đặt ra của khách hàng. Sản phẩm hoàn thiện, chất lượng cao sẽ tạo thêm niềm tin và uy tín của công ty với đối tác. Nếu không có khâu này, tình trạng khách hàng trả sản phẩm về sẽ xảy ra thường xuyên. Chính vì vậy, tester là vị trí không thể thiếu và công việc này quyết định khá nhiều vào sự thành công chung của dự án.

Ngoài ra, công việc tester lại được các bạn nữ lựa chọn khá nhiều (gần 90% nhân viên tester là nữ) vì đây là một công việc tương đối nhẹ nhàng và lại phù hợp với phẩm chất của phụ nữ. Sự cẩn thận, kiên nhẫn giúp các chị em làm tốt công việc này và do đó cơ hội thăng tiến cũng rất cao. Mặc dù công việc nhẹ nhàng nhưng lại khá hấp dẫn vì luôn có những thách thức. Việc tiếp xúc với thiết bị, công nghệ mới thường xuyên sẽ giúp tester tăng thêm kiến thức và công việc không rập khuôn, nhàm chán như những lầm tưởng đã kể trên.

Những tố chất để làm tốt công việc tester

- Để kiểm tra trực tiếp trên source code (mã nguồn) của các lập trình viên, các tester cần phải hiểu và thông thạo ít nhất một ngôn ngữ lập trình. Vì thế kiến thức chuyên môn về lập trình là điều đầu tiên cần có của một tester.

- Họ còn phải có được những kỹ năng thiết kế, lập trình, phân tích và hiểu biết về các ứng dụng khác nhau của các phần mềm vì kỹ sư kiểm định phần mềm cũng giống như bác sĩ chẩn bệnh, phải nắm vững kiến thức mới có thể chẩn đoán chính xác.

- Ngoài ra, các tester cũng cần có trình độ tiếng Anh để đọc, hiểu, viết được tài liệu chuyên ngành, để tiếp cận kiến thức mới của thế giới.

- Do đặc trưng của nghề nên các tester phải có tính cẩn thận, tỉ mỉ, nhạy bén. Nếu đã qua khâu kiểm tra mà sản phẩm vẫn bị lỗi, tester phải chịu trách nhiệm hoàn toàn.

- Cuối cùng, “một kỹ sư kiểm tra chất lượng vừa phải có cái nhìn của người phát triển phần mềm, vừa phải là người dùng đầu cuối”, vì thế để trở thành tester giỏi cần phải phải học nhiều để có tầm nhìn rộng, biết được xu hướng thị trường để tư vấn và đưa ra quan điểm của mình về sản phẩm.

Từ những liệt kê trên, nếu bạn thấy được những tố chất của mình phú hợp với nghề thì còn chờ gì nữa, hãy đeo đuổi đam mê ngay từ bây giờ đi. Hiếu Học luôn tin tưởng vào bản lĩnh và tri thức của các bạn.